1
Bạn cần chúng tôi tư vấn gì không ạ?

LÀNG VŨ ĐẠI THAY DA ĐỔI THỊT ( BÁO AN NINH THỦ ĐÔ)

LÀNG VŨ ĐẠI THAY DA ĐỔI THỊT ( BÁO AN NINH THỦ ĐÔ) - 5.0 out of 5 based on 1 vote

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

làng vũ đại ngày ấy(ANTĐ) - Làng Vũ Đại (Đại Hoàng), Lý Nhân, Hà Nam quê hương nhà văn Nam Cao luôn được coi là hình mẫu trong các sáng tác của ông. Đó là một mảnh đất xưa kia nghèo khổ. Nhưng hôm nay, làng Vũ Đại đã thay da đổi thịt.Làng Đại Hoàng một thời Nam Cao sinh sống có biệt danh là “nhất thôn, nhất làng, nhất xã”. với sự phát triển về kinh tế vượt trội

Nhất thôn, nhất làng, nhất xã:

Làng Đại Hoàng một thời Nam Cao sinh sống có biệt danh là “nhất thôn, nhất làng, nhất xã”. Làng có thể gọi là thôn Nhân Hậu, xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Làng nằm cuối của tỉnh giáp với Thái Bình và Nam Định. Đại Hoàng là ngôi làng nghèo đói, ruộng nương không có.

Hiếm có nơi nào trên đất nước ta lại có nhiều thứ đặc biệt như làng Vũ Đại. Làng có nghề dệt vải truyền thống. Trước năm 1945 người dân sử dụng bằng công cụ khung dệt mỏ quạ (chân dận, tay đỡ luồn suốt chỉ). Lúc đó dệt đũi, vải khổ hẹp. Tuy nhiên cuộc sống của người dân ở nơi đây vẫn nghèo đói quanh năm kiếm ăn từng bữa.

Làng Đại Hoàng có đến hai loại đặc sản quý tiến vua đó là chuối ngự và hồng không hạt Nhân Hậu. Nơi đây có dòng sông Châu Giang êm đềm và những mảnh vườn sum suê chuối tiêu, chuối ngự. Cá kho Nhân Hậu cũng là một món ăn không nơi nào bì được.

cá kho làng vũ đại

Làng Vũ Đại hôm nay:

Bà Trần Thị Mai - cán bộ Phòng Thông tin văn hóa huyện Lý Nhân, Hà Nam khẳng định: “Làng Vũ Đại ngày nay đã thay da, đổi thịt, đàng hoàng to đẹp hơn”.

Làng Đại Hoàng gồm có 17 xóm của xã Hòa Hậu bây giờ, chiếm tới 3/4 diện tích của xã. Nghề dệt được bà con nơi đây vẫn được gìn giữ và phát triển. Năm 2004 làng nghề Đại Hoàng được UBND tỉnh Hà Nam công nhận và cấp bằng làng nghề dệt truyền thống với giá trị sản xuất lớn nhất so với các làng nghề trong tỉnh.

Về thăm Đại Hoàng hôm nay, không còn tiếng thoi dệt vải lách cách trong các ngõ xóm nữa mà thay vào đó là âm thanh máy dệt vải bán công nghiệp. Cả làng bây giờ như khu công nghiệp sầm uất với các công ty: Công ty TNHH may Tân Tiến Thành; Công ty Dệt may Châu Giang, Phong Lan, Tiến Thành, Phúc Tiến. Ngoài ra còn có Công ty TNHH Gạch tuynen; Công ty TNHH Toàn Thiện, Thân Thiện, Xuân Trà… sản xuất VLXD và XD... giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân.

80-85% dân số của làng làm nghề dệt vải. Thu nhập của một người thợ dệt đối với hàng cao cấp là 40.000 đ/ngày. Một người có thể trông 3 máy một lúc, thu nhập sẽ tăng lên 60.000 - 70.000 đ/ngày. Đối với hàng thô sơ được 20.000 đ/ngày. Sản phẩm là vải chéo, vải bay, khăn rửa mặt, khăn tắm xuất khẩu…

Ông Trần Hữu Vịnh cho biết: “Trẻ con 6 tuổi nếu có đủ chiều cao, sức khỏe có thể đứng trông máy dệt rồi. Gia đình tôi có 4 người con thì cả 4 đều biết dệt vải. Nghề này tuy mất thời gian nhưng lại không nặng nhọc, thu nhập cao hơn cấy lúa nhiều. Hiện tại gia đình có 2 khung: khung dệt thô sơ, khung dệt khăn xuất khẩu. Công việc ổn định và thường xuyên”. Vừa nói, tay ông vừa thoăn thoắt chỉnh lại khung dệt bán công nghiệp của mình.

Ngoài dệt vải, làng Đại Hoàng còn nổi tiếng với món cá kho Nhân Hậu. Cả xã đã có 5 cơ sở sản xuất cá kho cổ truyền. Đây được coi là đặc sản của làng. Niêu cá kho với giá 350.000 - 500.000 đ/niêu là sự lựa chọn của nhiều người dân vào mỗi dịp tết đến, xuân về.

cá kho bán ngày tết

Anh Trần Xuân Thực - chủ cơ sở chế biến cá kho Phong Thực lớn nhất tại xã Hòa Hậu tự hào: “Nồi cá kho sử dụng cá trắm đen từ 3kg trở lên. Khi kho cá phải cho riềng tươi, gừng tươi, chanh tươi, sườn lợn hoặc mỡ lợn để chống ôi cá trong mùa nóng.

Một niêu cá phải kho từ 10 tiếng trở lên. Niêu cá kho xong có màu cánh gián; thịt cá rắn, chắc, bên trong có màu trắng. Thời gian để tối đa cho 1 niêu cá là 1 tuần. Nếu giữ ở nhiệt độ thấp (<15 độ C) thì có thể ăn được trong thời gian 1 tháng. Cá kho ăn nguội với cơm tám nóng là ngon nhất”.

Hiện nay, xã Hòa Hậu là nơi đóng góp nguồn thu ngân sách chủ yếu của cả huyện. Thu nhập bình quân của người dân đạt trên 600.000 đ/tháng. Được biết, trong dự án quy hoạch phát triển xã đến năm 2015, xã Hòa Hậu sẽ tách ra làm hai xã như trước: Nhân Hậu, Nhân Hòa.

Nhân Hậu sẽ phấn đấu trở thành thị trấn với mức độ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Việc tiến lên thị trấn sẽ giúp cho xã thu hút được đầu tư để xây dựng và phát triển. Đồng thời nơi đây, trong tương lai chắc chắn sẽ là điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách.