1
Bạn cần chúng tôi tư vấn gì không ạ?

Rượu làng Vân – “mỹ tửu” lừng danh quê hương Kinh Bắc

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 


Rượu làng Vân được xem là mỹ tửu nức tiếng gần xa của quê hương Kinh Bắc.

Nằm hiền hòa bên dòng song Cầu từng đi vào thơ cơ với nguồn cảm hứng bất tận, làng Vân thuộc thôn Yên Viên (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) nức tiếng gần xa bởi truyền thống nấu rượu lâu đời.

Rượu làng Vân ra đời từ bao giờ, hiếm có người đoán được chính xác. Chỉ biết rằng người dân làng Vân biết cách nấu rượu ít nhất cũng từ thời Triệu Quang Phục đánh giặc Lương hồi thế kỷ VI. Tục truyền rằng, trên đường cho quân đến mai phục bên đầm Dạ Trạch, khi qua một ruộng dưa, Triệu Quang Phục đã khao quân bằng rượu làng Vân với dưa đỏ. Ngày nay, hàng năm cứ vào ngày rằm tháng Tư Âm lịch trước sân ngôi đền cổ ven sông dựng từ thời tiền Lê, dân làng Vân vẫn còn tục lệ mở hội thi vật, uống rượu, ăn dưa để tưởng nhớ công đức người xưa.

Chính vì vậy, ở cổng làng Vân sau này có đôi câu đối Nôm rằng:

Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc

Chiến công như nguyệt rạng trời Nam.


Câu đối Nôm 2 bên cổng làng Vân vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Dưới các triều đại phong kiến, rượu làng Vân được dâng lên vua, rồi thường xuyên xuất hiện trong các buổi yến tiệc linh đình. Năm Chính Hòa thứ 24 (1703), vua Trần Hy Tông đã sắc phong bốn chữ vàng “Vân hương mỹ tửu” cho rượu làng Vân.

Thời Bảo Đại làm vua, rượu làng Vân đã vào tận triều đình để bá quan văn võ mở tiệc chiêu đãi Tây. Những tên quan cai trị thực dân đã một thời mê rượu làng Vân hơn cả Sâm banh. Chính vì vậy, rượu làng Vân đã được nhà nước bảo hộ cho phép công khai cất nấu với cái nhãn “ông Tiên” đầu râu tóc bạc, lửng lơ đi giữa tầng mây và đàng hoàng cạnh tranh với các hãng rượu lớn nhỏ thời bấy giờ.

Xem thêm: Bánh tro Đình Tổ: Món ngon đến “lạc lối về”

Rượu làng Vân luôn luôn ở nồng độ 45 độ trở lên. Nước đầu có thể lên tới 60 độ, nước thứ hai thứ ba cứ thế tụt bớt mươi mười lắm độ nhưng ít ai uống được nước đầu vì quá nặng. Rượu ngon vừa độ, uống êm không xốc thường pha lẫn nước đầu với nước thứ hai hoặc trộn đều cả ba nước sẽ có độ vừa phải mà vẫn thơm ngon. Cầm chai rượu nhìn thấy trong suốt, lắc mạnh vẫn còn sủi tăm, ít ra cũng phải từ 45-60 độ.


Để giữ nguyên hương vị làm say lòng người, đến nay, rượu làng Vân vẫn được nấu thủ công.

Rượu làng Vân nâu toàn một thứ gạo nếp ngon trồng cấy bên cánh đồng Vân Hà thuộc huyện Việt Yên, Hà Bắc. Rượu ngon còn phải nhờ vào men tốt, thứ men gia truyền toàn bằng các vị thuốc quí hiếm. Người chế men đã giỏi giang, lại thêm người nấu rượu tài tình, cả hai nghề cha truyền con nối đó cứ thế khuôn chặt trong một cái làng nhỏ - làng Vân hàng chục thế kỷ qua, ít nơi sánh kịp.

Không giống với các loại rượu khác, rượu làng Vân uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác lâm li hương vị đặc biệt trong họng và không đau đầu. Tất cả tạo nên nét riêng của loại rượu mang thương hiệu làng Vân vốn tồn tại từ hàng chục thế kỷ qua.

Để giữ bí quyết của nghề nấu rượu, ngay từ xa xưa, người dân Vân Hà đã có ý thức bảo vệ nghề truyền thống của mình. Trong gia đình, cha mẹ chỉ truyền nghề cho con trai và con dâu. Tập tục này được tuân thủ nghiêm ngặt và trở thành một điều thề ước lâu đời ở làng Vân.


Rượu làng Vân - "quốc hồn quốc túy" một thời.

Ngày trước vì làng thiếu gạo nên làm rượu sắn, nhưng nay làng đã khôi phục lại nghề nấu rượu bằng gạo nếp. Rượu được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng - thứ nếp đặc biệt thơm ngon, hòa cùng men rượu bí truyền của làng Vân được chế biến từ 36 vị thuốc Bắc quý hiếm và phải ngâm ủ đủ 72 giờ.

Với nghệ thuật nấu rượu tài tình của người làng Vân đã tạo ra một thứ nước trong văn vắt với hương vị êm dịu, lắng đọng đã chinh phục cả những vị khách khó tính nhất. Vì vậy, nếu có dịp, hãy ghé qua vùng đất địa linh sinh nhân kiệt này để thưởng thức hương vị "quốc hồn quốc túy" một thời hoặc mua về làm quà biếu. Còn nếu không có dịp, khách hàng có thể tham khảo mua Rượu làng Vân tại website Chợ sạch hoặc qua fanpage https://www.facebook.com/chosachcuame/