1
Bạn cần chúng tôi tư vấn gì không ạ?

Lá chay tươi sạch chữa bệnh - 60k/kg

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Lá chay tươi sạch chữa bệnh - 60k/kg

Lá chay tươi sạch chữa bệnh có giá chỉ 60k/kg, sẵn tại cửa hàng chúng tôi. Cùng tìm hiểu những công dụng của lá chay trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về lá cây chay

Theo kinh nghiệm dân gian: Lá Chay được thu hái phơi khô (quanh năm) để chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, phong tê thấp. nhược cơ... dưới dạng thuốc sắc, dùng độc vị hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Giới thiệu về lá cây chay

Cây Chay còn có tên Chay ăn trầu, Chay vỏ tía, Chay Bắc Bộ. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A chev, họ Dâu tằm (Moraceae). Cây Chay là loại cây gỗ, cao 10 m - 15 m. Thân nhẵn, thẳng, phân nhiều cành. Cành non có lông nhung màu nâu nhạt, cành già màu xám. Lá mọc so le, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông trên những đường gân. Phiến lá to hình trái xoan hay bầu dục thon, dài 1,5 cm - 2 cm. Hoa đơn độc ở kẽ lá, trên cùng một cây có hoa đực và hoa cái. Quả phức, khi chín mềm có màu vàng; thịt quả màu hồng, vị chua, hơi ngọt; hạt to (như hạt lạc nhỏ), màu hồng nhạt, rang ăn rất ngon.

Mùa hoa: tháng 3 - 4, mùa quả: tháng 7 - 9. Cây càng hái lá thì lá lại ra rất nhanh. Cây Chay mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, còn được trồng để ăn quả và lấy vỏ rễ ăn trầu.

Cây Chay đã được nghiên cứu như sau: Lá Chay được chiết bằng nước, làm bột mịn bằng phương pháp sấy phun sương, đóng viên nhộng 400 mg để thử độc tính, thử lâm sàng đối chiếu với cyclosporin A. Thử độc tính, thấy không độc, có tác dụng tốt cho quá trình sinh trưởng của động vật thí nghiệm.

Thử lâm sàng, bệnh nhược cơ: 31 bệnh nhân uống viên nhộng lá Chay, 92% bệnh nhân khỏi bệnh. Đối chứng với số bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp cắt bỏ tuyến ức chỉ đạt 75%. Bệnh nhân điều trị bằng prednisolon chỉ đạt 88%.

Trong 2 năm 1998 và 1999, Viện Hóa học đã xác định được cấu trúc hóa học của 6 chất triterpenoid trong đó có 4 chất ít thấy trong tự nhiên và đã thử hoạt tính sinh học các phân đoạn tách từ dịch chiết lá Chay đối chứng với cyclosporin A, cho kết quả: Tác dụng ức chế miễn dịch trên gà đã gây suy giảm miễn dịch bằng virus Gumboro, dịch chiết lá Chay tương đương cyclosporin A. Khi tăng liều: cyclosporin A: tăng độc tính, dịch chiết lá Chay: không có độc tính.

Xem thêm: Lan kim tuyến lá tươi - 300k/lạng

Thu hái và chế biến lá cây chay như thế nào?

Chay mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc như Bắc Cạn, Lào Cai, Lai Châu… và hiện nay cây cũng được trồng ở nhiều tỉnh thành khác như Thanh Hóa, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang,… và các tỉnh miền trung. Gần như là loài cây này chỉ có ở Việt Nam

Thu hái và chế biến lá cây chay như thế nào?

Trong dân gian người ta thường dùng lá, quả và vỏ rễ của cây chay để làm dược liệu. Nhưng bộ phận được sử dụng làm dược liệu nhiều nhất là lá và rễ của cây chay.

Quả sẽ được thu hái khi chín, lá và rễ được thu hái quanh năm. Sau khi thu hái đem về rửa sạch, phơi hay sấy khô dùng dần. Đặc biệt cây càng hái lá thì lá càng ra rất nhanh.

Công dụng của lá cây chay

Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học về lá chay được đánh giá là có tác dụng ức chế miễn dịch chọn lọc rất mạnh, hơn nữa dược liệu chỉ ức chế miễn dịch gây bệnh mà không ảnh hưởng đến các miễn dịch có lợi của cơ thể và lại không hề có độc tính.

Lá và rễ cây chay thì có tác dụng chữa đau lưng, rong kinh, bạch đới.

Công dụng của lá cây chay

Hỗ trợ giảm đau khớp, dược liệu thường được dùng điều trị đau lưng, mỏi gối, tê thấp, đau xương khớp.

Ngoài ra, dược liệu này còn được ứng dụng trong bài thuốc chữa đau răng lợi.

Quả chay có thể dùng tươi để ăn hoặc ép lấy nước uống và còn được dùng để tạo vị chua trong nấu ăn. Quả còn dùng để điều trị ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, kém ăn. Là do trong quả này có chứa rất nhiều Vitamin C thiên nhiên và các acid amin…

Lá cây chay tươi sạch chữa bệnh như thế nào?

Lấy khoảng 5 - 7 quả chay tươi đem ép lấy dịch uống hoặc cũng có thể dùng quả khô với liều lượng là 20g/ngày, đem sắc nước uống. Quả chay sẽ giúp kích thích tiêu hóa nhờ vào vị chua, tính bình có trong quả. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng làm săn da và trị ho hiệu quả, bao gồm: ho ra máu, đau họng,... và cả trường hợp dạ dày thiếu acid, chảy máu cam, nôn ra máu,...

Bài thuốc hỗ trợ điều trị khó tiêu, kém ăn và dạ dày thiếu toan: Dùng 25g quả chay khô đun nấu lấy nước uống hàng ngày, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tê thấp, đau lưng, mỏi gối: Dùng lá và rễ chay mỗi thứ 30g, thiên niên kiện 12g, thổ phục linh 15g. Sắc uống ngày dùng một thang, chia đều thuốc làm 2 lần uống trước bữa ăn 2 giờ.

Lá cây chay tươi sạch chữa bệnh như thế nào?

- Hoặc lá và rễ cây chay 20g, thiên niên kiện 16g, thổ phục linh 15g, sắc dược liệu với 600ml nước, sắc cho tới khi cạn còn 200ml, chia đều thuốc ra 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tê thấp, đau xương khớp: Rễ chay (hoặc thân cây chay), thiên niên kiện, thổ phục linh mỗi vị 15g. Đem các vị đun với 1,5 lít nước. Đun đến khi cạn còn 700ml chia đều làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bạch đới: Rễ thân cây chay, rễ cỏ tranh mỗi vị 20g; mò hoa trắng (bạch đồng nữ) 15g, đem đun nước uống hàng ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị rong kinh, bạch đới: Rễ cây chay, rễ cỏ tranh mỗi loại 40g. Sắc nước uống, chia ra ngày uống 2 lần, vào trước bữa ăn 2 tiếng.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau răng, lợi: Rễ của chay 40g, rửa sạch sắc đặc, rồi dùng thuốc ngậm nhiều lần trong ngày.

- Vỏ thân của cây chay mang đi nghiền thành bột đắp lên vết thương giúp hút mủ, hoặc đắp lên trị mụn nhọt, lở ngứa.

- Lá cây chay còn được dùng trị bệnh nhược cơ, một bệnh tự miễn và liên quan đến trương lực các cơ trong cơ thể.

Cửa hàng bán Lá chay tươi sạch chữa bệnh

Hiện, cửa hàng chúng tôi có bán lá chay tươi sạch chữa bệnh có giá chỉ 60k/kg. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525.

Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến).

Tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam: 638 Phạm Văn Bạch, Gò Vấp, TPHCM.