1
Bạn cần chúng tôi tư vấn gì không ạ?

Rượu làng Vọc - Đặc sản quà quê trứ danh đất Hà Nam

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Rượu làng Vọc - Đặc sản quà quê trứ danh đất Hà Nam

Nếu bạn đang tìm một món quà đặc sản để biếu, tặng người thân, bạn có thể tìm mua rượu làng Vọc. Là một trong những loại rượu truyền thống nổi tiếng là đặc sản tiến vua, rượu làng Vọc được người dân lưu giữ công thức bí truyền từ nhiều đời nay.

Vì sao rượu làng Vọc lại nổi tiếng?

Rượu làng Vọc vốn là loại rượu đã nổi danh gần xa. Nhờ những bí quyết gia truyền được lưu giữ lâu đời. Chính vì thế, rượu mang hương vị thơm nồng, đặc trưng và khó mà trộn lẫn được. Ngày nay, mỗi lần đến với mảnh đất Hà Nam. Khách du lịch đều mong muốn có thể được nếm thử mùi vị thơm ngon. Men say nồng đậm mà loại rượu đặc sản này mang lại.

Vì sao rượu làng Vọc lại nổi tiếng?

Làng Vọc thuộc xã Vũ Bản, Hà Nam được biết đến là làng quê truyền thống chuyên về nấu rượu. Suốt ngần ấy năm, vị rượu nguyên bản tại làng vẫn được lưu giữ bền vững. Để giữ được hương vị thơm ngon, nồng đậm lâu đến vậy. Phần lớn là nhờ người dân một lòng trung thành với bí quyết và công thức chưng cất từ xa xưa.

Đến với làng Vọc, bạn sẽ thật sự ngạc nhiên bởi người dân nơi đây, ai ai cũng biết nấu rượu. Người ta xem việc nấu rượu vừa như hình thức để mưu sinh. Vừa là cách để lưu giữ nét văn hóa truyền thống của làng quê mình. Đã không ít lần, người dân từ nhiều nơi tìm đến và lân la hỏi thăm về bí kíp gia truyền của người dân làng Vọc. Nhưng thật may mắn, bản sắc riêng cùng hương vị của rượu nơi đây vẫn được bảo lưu bền vững theo thời gian.

Quy trình nấu rượu làng Vọc cổ truyền

Làm men rượu

Men để làm rượu được chọn từ 16 đến 36 vị thuốc bắc có nhiều đặc tính cay, nóng. Men chuẩn khi mở ra có hương thơm, màu men trắng, sau một ngày sẽ chuyển sang màu hanh vàng, có vân lăn tăn, nhẹ và tơi xốp. Để chiết xuất được những giọt rượu nếp thơm ngon đòi hỏi người làm nghề phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất.

Khi cơm đã chín bới cơm ra nong và trải đều ra không để cho nó dính cục, đợi một thời gian, khi nào sờ tay vào cơm thấy còn ấm là tiến hành rắc men lên. Bởi nếu rắc men khi cơm còn nóng thì sẽ làm men bị chết, còn nếu rắc khi cơm quá nguội thì men cũng không ăn được sẽ làm hỏng cơm. Sau khi rắc men xong, sẽ cho cơm vào chum hay vào hũ bằng đất nung hay thủy tinh để ủ nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Khi ủ cơm phải bảo đảm giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông.

Làm men rượu

Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men.

Xem thêm: Cá ngựa 300k/đôi

Nồi nấu rượu

Nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung là tốt nhất, chưng cất bằng các chất liệu khác rượu sẽ không ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống. Khi nồi rượu sôi rồi thì phải giảm nhỏ lửa đi để rượu chảy ra từ từ, nếu đun bếp quá to sẽ làm phì rượu khi uống sẽ có mùi khét. Người già trong làng bảo rằng, một trong những yếu tố làm nên hương vị đặc trưng của rượu Vọc chính là do làng Vọc được thiên nhiên ưu đãi một nguồn nước trong lành và mát lịm.

Vì vậy, rượu làng Vọc chỉ ngon khi được nấu tại làng Vọc. Thực tế, đã có một số người từng mang nghề nấu rượu truyền thống quê mình đến các nơi khác làm ăn nhưng rượu nấu lên không thể có hương vị giống với rượu được chưng cất tại làng Vọc.

Rượu được chưng cất với quy trình công phu, tỉ mỉ và chú trọng trong từng công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu, người dân làng Vọc đã cho thấy sự tâm huyết với thứ rượu đậm đà, nồng đượm này. Rượu phải được nấu với loại gạo nếp mới đặc sản. Và đặc biệt là phải kết hợp với 36 vị thuốc Bắc cùng với nước cũng được lấy từ giếng khơi trong.

Cũng nhờ những nguyên liệu tự nhiên này, rượu thành phẩm khi tạo thành không khiến người uống quá bỏng rát, khó chịu mà mang đến cảm giác êm dịu, sảng khoái rất riêng. Đặc biệt, rượu làng Vọc càng ủ lâu, hương vị sẽ càng đậm đà. Cùng với đó là khí andehit cùng các độc tố trong rượu được khử hoàn toàn nên đảm bảo tính an toàn và không gây hại đến sức khỏe người dùng.

Nhắc đến rượu được chưng cất tại làng Vọc, người ta sẽ nhớ ngay đến thứ rượu mang hương vị đặc trưng riêng, thơm nức, đậm đà, không quá cay nồng mà ngọt lịm, dịu êm. Uống rượu làng Vọc, bạn sẽ không say bởi hơi men nồng đượm nhưng có lẽ sẽ say bởi cái tình của người dân gửi gắm vào nó.

Hương men độc đáo từ 36 vị thuốc bắc

Theo Trần Văn Thắng - Giám đốc HTX rượu Vọc cho biết, đặc trưng của rượu làng Vọc là được nấu bằng loại gạo đặc sản ủ với men ta gồm 36 vị thuốc bắc nấu với gạo nếp.

“Rượu làng Vọc có hương thơm nức, vị đậm đà, ngọt lịm. Để có được một mẻ rượu ngon thì gạo nấu rượu phải là nếp cẩm hay nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám, sau thu hoạch tầm 3 tháng trở lại là vừa. Việc chiết xuất được những giọt rượu nếp thơm ngon đòi hỏi người làm nghề phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất”, anh Thắng thông tin.

Một bình rượu thật sự đúng chuẩn thì sau quá trình chưng cất hoàn chỉnh. Bạn sẽ cảm nhận được hương men nồng đượm, hơi cay nồng. Đặc biệt, khi uống vào lại cảm giác tê tê đầu lưỡi. Nhưng lại ấm áp, lan tỏa khắp khoang miệng. Đây chính là điều tạo nên sự đặc trưng riêng cho loại rượu này. Cũng nhờ vào điều này mà rượu dễ đi vào lòng khách du lịch hơn.

Hương men độc đáo từ 36 vị thuốc bắc

Rượu tiến vua quý giá thời phong kiến

Rượu làng Vọc – thứ rượu chỉ cần một cái nhấp môi nhẹ thôi. Bạn cũng có thể lưu giữ ấn tượng khó phai được. Có lẽ cũng chính vì thế, từ thời xa xưa, loại rượu này cũng được dùng để tiến vua. Cùng các bậc quý tộc, quân vương để thưởng thức, tương tự như chuối Ngự Đại Hoàng. Điểm này quả thật chứng tỏ được độ ngon và tinh tế mà rượu mang lại.

Địa chỉ mua rượu làng Vọc uy tín

Địa chỉ mua rượu làng Vọc uy tín

Tại cửa hàng chúng tôi luôn có sẵn rượu làng Vọc. Quý khách muốn đặt mua hàng vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525.

Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến).

Tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam: 638 Phạm Văn Bạch, Gò Vấp, TPHCM.