Bánh Khọt - Món ăn không thể bỏ lỡ khi du lịch Vũng Tàu
- Chi tiết
- Được đăng: Chủ nhật, 24 Tháng 5 2020 08:00
- Viết bởi Admin2
- Lượt xem: 946
Nói về các đặc sản Vũng Tàu không thể nhắc đến món bánh khọt. Đây là một loại bánh dân dã nhưng cực kì hấp dẫn mà du khách không thể bỏ lỡ khi du lịch Vũng Tàu. Vào một ngày gió se lạnh nào đó mà ghé Vũng Tàu gọi một đĩa bánh khọt nóng hổi nhâm nhi thì chẳng có gì tuyệt bằng. Vừa thưởng thức vị thơm ngon đậm đà của món bánh dân dã vừa thả hồn theo những làn gió từ đại dương mát rượi thì đúng là "miễn bàn".
Người ta nói du lịch Vũng Tàu mà chẳng thưởng thức món bánh khọt thì đúng là "phí cả một đời". Hẳn du khách sẽ rất ngạc nhiên khi món bánh nhỏ nhỏ, xinh xinh đơn giản này là một trong 12 món ăn Việt Nam ấn tượng được kỉ lục Châu Á xác nhận. Chính vì vậy lỡ chẳng may quên thử món bánh khọt bình dị này khi tới phố biển du khách sẽ tiếc nuối không thôi. Cái tên bánh khọt cũng gợi trí tò mò của nhiều người. Theo dân gian sở dĩ có cái tên bánh khọt này là từ tiếng kêu khi đổ bánh phát ra từ dụng cụ lấy bánh. Chiếc muỗng khẩy bánh chạm vào thành khuôn thành tiếng kêu "khọt". Chính vì vậy mà cái tên bánh khọt bắt nguồn từ đó.
Cách chế biến bánh khọt cũng chẳng cầu kì nhưng đòi hỏi sự tinh tế và kĩ thuật cao. Thêm vào đó là một công thức gia truyền đặc biệt khi pha bột. Chính vì vậy mà dù có thể thưởng thức món bánh này ở khắp nơi trên dải đất Việt nhưng chẳng đâu đậm vị sánh bằng Vũng Tàu.
Bánh khọt được làm từ bột gạo quê và được pha theo tỉ lệ “vàng” để khi làm bánh dẻo, dai và mềm vừa miệng chứ không bị lỏng hay đặc quá. Nhân bánh được chế biến đa dạng tùy thuộc vào sở thích của thực khách.
Xem thêm: Đặc sản Vũng Tàu: Gỏi cá Mai
Du khách có thể lựa chọn bánh khọt nhân tôm tươi, sò điệp hoặc nhân thịt băm thậm chí là chả cá. Khâu pha bột và chuẩn bị nhân bánh vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó đổ bánh làm sao cho chuẩn khuôn, giòn vị cũng không phải dễ. Việc này đòi hỏi người làm bánh phải có tay nghề và độ khéo nhất định.
Bánh khọt được ăn kèm với rau sống các loại như cải bẹ xanh, xà lách, tía tô, diếp cá... và đu đủ thái sợi. Nước chấm bánh khọt được pha với vị chua chua, ngọt ngọt rất vừa miệng. Du khách có thể bỏ thêm một chút ớt cay vào nước chấm để tăng vị nồng đượm khi ăn.
Bánh khọt được làm từ bột gạo quê và được pha theo tỉ lệ “vàng” để khi làm bánh dẻo, dai và mềm vừa miệng chứ không bị lỏng hay đặc quá. Nhân bánh được chế biến đa dạng tùy thuộc vào sở thích của thực khách.
Du khách có thể lựa chọn bánh khọt nhân tôm tươi, sò điệp hoặc nhân thịt băm thậm chí là chả cá. Khâu pha bột và chuẩn bị nhân bánh vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó đổ bánh làm sao cho chuẩn khuôn, giòn vị cũng không phải dễ. Việc này đòi hỏi người làm bánh phải có tay nghề và độ khéo nhất định.
Bánh khọt được ăn kèm với rau sống các loại như cải bẹ xanh, xà lách, tía tô, diếp cá... và đu đủ thái sợi. Nước chấm bánh khọt được pha với vị chua chua, ngọt ngọt rất vừa miệng. Du khách có thể bỏ thêm một chút ớt cay vào nước chấm để tăng vị nồng đượm khi ăn.
Muốn làm bánh khọt ngon và đẹp mắt quý khách cũng cần phải chuẩn bị khuôn bánh. Khuôn không cần quá to bản được đột các lỗ để đổ bột vào. Bánh khọt nấu trên bếp than là ngon nhất. Nhưng nếu không có sẵn bếp than quý khách có thể sử dụng các loại bếp khác để nấu bánh.
Khâu chuẩn bị đã xong, mọi người đã có thể tiến hành làm bánh. Bột bánh sẽ được đổ vào khuôn trên bếp và đậy nắp lại. Căn thời gian cho bột chín tới sẽ cho nhân bánh vào rồi đun thêm một lúc nữa là được.
Loại bánh này ăn nóng thì tuyệt vời. Ăn kèm với bánh khọt là các loại rau sống kèm nước chấm pha thật ngon. Nước chấm có thể pha theo ý thích của từng người. Nhưng nhất định phải đảm bảo được vị chua chua, ngọt ngọt thanh thanh. Nếu thích ăn cay, quý khách có thể nêm thêm một chút ớt vào nước chấm.
Vỏ bánh giòn và mềm quyện với vị béo ngậy của mỡ hành, tôm hòa cùng mùi thơm của nước cốt dừa khiến trái tim thực khách “tan chảy”. Khi ăn kèm với rau sống và nước chấm thì đúng là quyến rũ chẳng có gì tả nổi.