1
Bạn cần chúng tôi tư vấn gì không ạ?

Mách bạn cách nấu Xôi nếp nương Điện Biên chuẩn vị

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Mách bạn cách nấu Xôi nếp nương Điện Biên chuẩn vịXôi nếp nương là món ăn đặc sản của Điện Biên. Không chỉ thơm, dẻo mà nó còn có nhiều màu sắc rất bắt mắt.. Nếu muốn thưởng thức món ăn này, bạn có thể tự làm tại nhà bằng cách dưới đây.

1. Xôi nếp nương khác xôi nếp thường ở điểm gì?

Gạo nếp thường hạt bé, dài, trong khi nếp nương hạt to, tròn, căng mây mẩy. Nếp nương phơi chưa già sẽ có màu trắng trong, nếu được nắng phơi già rồi thì sẽ có màu trắng đục.

Xôi nếp nương khác xôi nếp thường ở điểm gì

Xôi nếp nương nổi tiếng nhất phải kể đến dân tộc Thái. Món này được làm rất công phu, xôi đồ trong chõ gỗ đặc biệt được người Thái thiết kế riêng cho món nếp nương. Nhờ chõ này mà xôi chín bằng hơi nước rất đều, mềm, dẻo, ngọt bùi vị sữa nhưng chẳng hề mảy may dính tay. Người Thái còn pha thêm các loại rau, củ, thảo dược, để 1 đĩa xôi hội đủ cả ngũ sắc xanh, tím, đỏ, trắng, vàng, cực kỳ bắt mắt.

2. Đặc điểm nhận dạng gạo nếp nương

Do loại gạo đặc sản này không có nhiều nên không phải nơi nào cũng có gạo chuẩn. Vì thế để đảm bảo mua chuẩn gạo nếp nương để nấu món xôi ngon thì trước hết bạn cần nhận biệt loại gạo này.

Đặc điểm nhận dạng gạo nếp nương

Những hạt nếp nương Điện Biên căng tròn, khi nấu lên có độ sáng bóng, vị ngọt, thơm, mềm dẻo. Ai đã từng được thưởng thức xôi nếp nương do chính đồng bào các dân tộc chế biến sẽ cảm nhận được hương vị rất đặc biệt, khác hoàn toàn với những loại xôi khác đã từng thưởng thức trước đó.

Xem thêm: Xôi chim Mường Thanh - Đặc sản xứ Tây Bắc

3. Cách nấu xôi nếp nương

Khi đã có gạo nếp nương chuẩn thì chúng ta bắt tay vào tìm hiểu công thức làm món xôi nếp nương ngon qua công thức chi tiết dưới đây.

Bước 1: Ngâm gạo

Trước khi thổi xôi, gạo phải được ngâm 5-6 tiếng trong nước lã. Tuyệt đối không ngâm nước ấm vì khi ngâm hạt gạo sẽ tiết ra nhựa, nhựa này khiến xôi sẽ bị dính, ăn không ngon. Việc ngâm gạo giúp cho xôi khi đồ không bị sượng và bớt nhựa của gạo mới.

Khi ngâm gạo, bạn chỉ đổ nước xâm xấp bề mặt gạo, cách mức gạo khoảng 2 đốt ngón tay. Lượng nước nhiều hơn so với các loại gạo khác một chút vì gạo nếp nương sẽ hút nhiều nước và phình to hơn.

Cách nấu xôi nếp nương

Khi đã ngâm đủ thời gian thì vớt gạo ra để ráo. Tiếp đến cho gạo vào chõ xôi đã chuẩn bị. Tùy từng gia đình mà có thể dùng chõ inox, chõ nhôm hay chõ gỗ.

Bước 2: Tiến hành nấu xôi

Sau khi ngâm gạo, bạn cho gạo vào trong chõ để đồ xôi (nếu có chõ gỗ đặc biệt của người dân tộc Thái thì càng tốt). Tùy từng lượng xôi bạn nấu và nồi to hay nhỏ, chõ kín hay hở mà thời gian chín của xôi cũng sẽ khác nhau.

Đặc biệt, không như các loại xôi khác chỉ cần đồ một lần là chín, xôi nếp nương Điện Biên phải trải qua hai lần đồ thì mới có được chõ xôi dẻo ngon.

Ở lần thứ nhất, khi xôi tỏa hương thơm, gạo vừa chín tới thì đem đổ ra, lấy đũa trải xôi ra cho đều, để nguội một lúc. Sau đó lại đổ tiếp vào chõ gỗ. Ở lần đồ xôi thứ hai, xôi mới được đồ cho chín đều. Xôi nếp nương Điện Biên khi chín dẻo ngọt và khi ăn không hề bị dính tay như các loại xôi nếp khác.

Món xôi này thường được người dân Điện Biên dùng vào các dịp lễ Tết quan trọng hoặc dùng để tiếp đãi khi nhà có khách quý ghé thăm.