1
Bạn cần chúng tôi tư vấn gì không ạ?

Đặc sản tương Bần Hưng Yên - 70k/lit

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Đặc sản tương Bần Hưng YênKhi nhắc đến thị trấn Bần ở Hưng Yên , người ta hay nhắc đến một loại nước chấm làm “mê mẩn” lòng người - đó chính là tương bần. Từ xa xưa, tương bần là món ăn dân dã và đã rất quen thuộc trong mâm cơm của người Việt.

Tương Bần cũng được xếp vào hàng những món ăn đặc biệt của người kinh đô Thăng Long xưa như: "Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì/Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn".

Nguyên liệu làm tương Bần không khó kiếm nhưng công đoạn làm tương cực kỳ công phu và mất thời gian. Hơn nữa, để có những bát tương vàng ươm, thơm nức và ngọt đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm rất nhiều từ bàn tay của người thợ và “bí quyết” của từng gia đình. Phải mất ít nhất một đến hai tháng người thợ mới cho ra được một mẻ tương Bần. Tuy nhiên, thời gian lâu hay nhanh còn tùy thuộc vào thời tiết có nắng hay không.

Chỉ cần gạo nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối là đã có thể làm tương. Ba công đoạn chính là lên mốc xôi nếp, ngả đỗ và phơi tương (ủ tương).

Trước tiên, nếp đem ngâm rồi nấu chín thành xôi. Xới xôi ra nong, nia và để 2 ngày 2 đêm cho xôi lên mốc vàng. Nhiều nhà còn cẩn thận ủ với lá nhãn để mốc dậy mùi hơn.

Đỗ tương đem rang vàng. Trước đây người thợ thường rang thủ công, khi rang trộn lẫn với cát để đỗ vàng, thơm và giòn hơn nhưng ngày nay người dân thường rang đỗ bằng lò bánh mì để tăng hiệu quả. Đỗ tương rang xong thì đem xay nhỏ và ngâm trong chum sành với nước từ 7 đến 10 ngày (ngả đỗ) để đỗ lên màu vàng đỏ.

Sau 2 ngày 2 đêm, khi xôi nếp lên mốc thì đem ra xoa cho các hạt xôi tơi. Dùng nước đỗ ngâm trong chum sành tưới lên mốc và trộn thật đều rồi để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa cho xôi lên mốc vàng. Tiếp đó cho mốc vào chum đỗ đã ngả cùng muối tinh với lượng phù hợp và khuấy đều rồi phơi ngoài trời nắng.

Nắng là một phần quan trọng quyết định đến chất lượng của tương. Nắng càng to thì tương càng vàng, càng sánh và tương sẽ nhanh ngấu hơn. Nắng yếu màu tương sẽ xỉn, ít có mùi thơm và lâu ngấu”. Cũng chính vì thế mà người làng Bần thường làm tương nhiều vào mùa hè và thu để tương được “đã nắng".

Tương được phơi nắng trong vòng ít nhất 1 tháng. Trong thời gian này, tương phải luôn được theo dõi và “chăm sóc” cẩn thận. Hàng ngày, người ta phải mở nắp chum, khuấy đều và cho thêm nước vào tương, trời nắng thì phơi, trời mưa thì phủ kín miệng bằng nylon để nước mưa không lọt vào tương, tương sẽ bị ủng.

Phơi tương cho tới khi nếm thử thấy nước tương ngọt đậm đà, sánh, hạt xôi mềm, màu tương vàng sậm như màu mật ong là tương đã ngấu. Lúc này có thể đóng chai và đem bán. Thông thường mất khoảng 1-2 tháng.

Vì thế nó là thứ nước chấm ngon không thể thiếu khi ăn bánh đúc, bánh tẻ, chấm rau muống, cà muối, thịt luộc… vào những ngày hè nóng nực. Tương còn dùng để chế biến nhiều món ăn như tóp kho tương, kho cá… hay rim đậu, thịt cho những ngày mùa đông se lạnh.

Ngoài tương bần thì chúng tôi còn bán rất nhiều các loại gia vị đặc biệt khách, quý vị vui lòng tham khảo menu sau:

Các loại gia vị nấu ăn
Rượu Mai quế lộ - 100k/chai 500ml
Dầu điều đỏ - 100k/chai 500ml
Vỏ colagen - 85k/cuộn
Mắm ruốc Huế - 80k/lọ
Tôm chua Huế - 90k/lọ
Tương cua đồng - 120k/chai 500ml
Tương bần Hưng Yên - 40k/chai
Tương nếp Cự đà - 30k/chai
Thuốc bắc hầm gà - 20k/gói
Gia vị nấu bún bò Huế - 20k/gói
Hành ta phi - 40k/lạng

Đặt mua vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525
Tại Hà Nội:  349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)
Tại Sài Gòn: 184  Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM (vui lòng gọi trước khi đến)